Người nước ngoài muốn định cư tại Việt Nam: Những điều cần biết

Việt Nam – Một đất nước xinh đẹp với nền văn hóa lâu đời và con người thân thiện, đang ngày càng trở thành điểm đến lý tưởng cho người nước ngoài định cư. Nếu bạn là người nước ngoài muốn định cư tại Việt Nam, muốn sinh sống và làm việc tại quốc gia này, thì hãy cùng tìm hiểu những điều cần biết trong bài viết dưới đây nhé!

Người nước ngoài muốn định cư tại Việt Nam định nghĩa thế nào?

Người nước ngoài muốn định cư tại Việt Nam định nghĩa thế nào
Người nước ngoài muốn định cư tại Việt Nam định nghĩa thế nào

Người nước ngoài muốn định cư tại Việt Nam (hay người nước ngoài muốn thành người thường trú ở Việt Nam) là người không có quốc tịch Việt Nam, mà mang quốc tịch của một quốc gia khác. Đây là những người muốn đến cư trú, làm việc và sinh sống lâu dài tại Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể định cư tại quốc gia này thì cần phải xin cấp thẻ thường trú.

Theo như số liệu năm 2020 của Báo Nhân Dân, số lượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hơn 5,3 triệu người, được phân bố không đồng đều tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Trong đó, có 98% tập trung ở 21 nước tại Châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á, Đông Nam Á, và châu Đại Dương.

Bên cạnh đó, số lượng người nước ngoài muốn định cư tại Việt Nam cũng ngày một tăng cao trong thời gian gần đây. Mặc dù chưa có số liệu nghiên cứu cụ thể, nhưng có thể thấy, người nước ngoài cả những người đến du lịch và cư trú tại Việt Nam hiện nay rất đông đảo. Có thể thấy, Việt Nam là một quốc gia thu hút một lượng lớn người nước ngoài đến cư trú.

Xem thêm:

Thẻ thường trú là gì? Vì sao định cư tại Việt Nam cần thẻ thường trú

Theo Điều 3, khoản 14 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam vào năm 2014 đã quy định:

Thẻ thường trú chính là loại giấy tờ được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp cho những người nước ngoài được phép cư trú không thời hạn tại Việt Nam, và thẻ thường trú này sẽ có giá trị thay cho thị thực. Để có thể định cư, sinh sống và làm việc lâu dài tại Việt Nam, người nước ngoài cần phải xin được thẻ thường trú và đạt các điều kiện cần thiết. Đây được xem là giấy thông hành giúp cho người nước ngoài muốn định cư ở Việt Nam được sống lâu dài tại quốc gia này.

Điều kiện người nước ngoài được cấp thẻ thường trú tại Việt Nam

Theo Điều 40 trong Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh vào năm 2014 đã quy định những người nước ngoài muốn định cư tại Việt Nam cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  1. Người nước ngoài muốn định cư tại Việt Nam được xét cho thường trú (định cư) nếu những người này có chỗ ở hợp pháp, và có thu nhập ổn định, có thể đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam. (Quy định tại Điều 30 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh vào năm 2014)
  2. Người nước ngoài muốn định cư tại Việt Nam là các nhà khoa học, hoặc chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam được Thủ Tướng, Bộ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của đề nghị cho phép định cư.
  3. Người nước ngoài muốn định cư tại Việt Nam được cha/mẹ, vợ/chồng, con cái là công dân Việt Nam đang thường trú (định cư) tại Việt Nam bảo lãnh tạm trú tại Việt Nam liên tục trong vòng từ 3 năm trở lên.

Ngoài ra, người nước ngoài muốn định cư tại Việt Nam, nếu đã tạm trú tại Việt Nam trong 3 năm liên tục trở lên, được xác định trên cơ sở dấu kiểm chứng nhập cảnh, thì dấu kiểm chứng xuất cảnh sẽ được cấp tại cửa khẩu có tổng thời gian tạm trú tại Việt nam trong vòng từ 3 năm trở lên trong 4 năm gần nhất tính đến ngày nộp hồ sơ xin tạm trú. (Theo như điểm a, khoản 2, Điều 5 trong Thông tư 31/2015.TT-BCA)

Các trường hợp người nước ngoài được xét định cư tại Việt Nam

Căn cứ theo Điều 39 trong Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của những người nước ngoài tại Việt Nam vào năm 2014 đã quy định những trường hợp người nước ngoài được định cư tại Việt Nam bao gồm:

  1. Người nước ngoài muốn định cư tại Việt Nam có công lao và đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, được nhà nước Việt Nam trao tặng huân chương, hoặc trao tặng danh hiệu vinh dự nhà nước.
  2. Người nước ngoài muốn định cư tại Việt Nam là các nhà khoa học, hoặc các chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.
  3. Người nước ngoài muốn định cư tại Việt Nam được cha/mẹ, vợ/chồng, con cái là công dân đang thường trú (định cư) tại Việt Nam bảo lãnh.
  4. Người nước ngoài muốn định cư tại Việt Nam không có quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.

Thủ tục cho người nước ngoài muốn định cư tại Việt Nam

Thủ tục cho người nước ngoài muốn định cư tại Việt Nam
Thủ tục cho người nước ngoài muốn định cư tại Việt Nam

Nếu người nước ngoài muốn định cư tại Việt Nam, thì cần phải đảm bảo các thủ tục sau:

Hồ sơ xét duyệt

Hồ sơ xin được cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài muốn định cư tại Việt Nam theo khoản 1, Điều 41 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam vào năm 2014 gồm:

  • Đơn xin được cấp thẻ thường trú, cho phép định cư tại Việt Nam
  • Lý lịch tư pháp được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà người muốn định cư đang là công dân
  • Công hàm cơ quan đại diện của quốc gia mà người muốn định cư là công dân đề nghị Việt Nam cho người này được thường trú
  • Bản sao hộ chiếu đã được chứng thực
  • Các giấy tờ chứng minh có đủ điều kiện để có thể xét xin cấp thẻ thường trú theo quy định
  • Giấy bảo lãnh nếu được bảo lãnh từ người nhà gồm cha/mẹ, vợ/chồng, con cái đang thường trú (định cư) tại Việt Nam

Hồ sơ này sẽ được nộp tại các cơ quan có thẩm quyền theo quy định dưới đây:

  • Với người nước ngoài muốn định cư tại Việt Nam có công lao và đóng góp trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, được nhà nước Việt Nam trao tặng huân chương, được danh hiệu vinh dự nhà nước hoặc những nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam thì sẽ nộp hồ sơ này tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
  • Với người nước ngoài muốn định cư tại Việt Nam được cha/mẹ, vợ/chồng, con cái đang là thường trú dân (định cư) tại Việt Nam bảo lãnh, hoặc trường hợp không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 về trước thì sẽ phải nộp hồ sơ này tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tại nơi xin được cấp thẻ thường trú.

Thời hạn giải quyết cấp thẻ

Trong vòng 4 tháng kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Công an sẽ xem xét và quyết định về thường trú. Trường hợp cần thẩm tra bổ sung, thời hạn có thể kéo dài tối đa thêm 2 tháng.

Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc Công an tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc trung ương) nơi người nước ngoài muốn định cư tại Việt Nam đang xin thường trú sẽ thông báo kết quả giải quyết bằng văn bản cho người xin thường trú (định cư).

Trong vòng 5 ngày làm việc sau khi nhận thông báo từ cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc trung ương) nơi người nước ngoài muốn định cư tại Việt Nam đang xin thường trú sẽ thông báo kết quả giải quyết thường trú cho người nước ngoài.

Sau khi nhận thông báo về kết quả giải quyết thường trú, người nước ngoài muốn định cư tại Việt Nam phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc trung ương) nơi họ xin thường trú để nhận thẻ thường trú trong vòng 3 tháng.

Lệ phí thủ tục xin cấp thẻ

Theo như quy định tại Thông tư số 25/2021/TT-BTC, lệ phí đăng ký thường trú (định cư) cho những người nước ngoài muốn định cư tại Việt Nam là 100 USD/thẻ thường trú. Để quá trình xin cấp thẻ diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, bạn cần chuẩn bị đủ lệ phí nhé!

Người nước ngoài cần làm gì nếu muốn cấp đổi, cấp lại thẻ thường trú?

Nếu người nước ngoài muốn xin cấp đổi thẻ thường trú tại Việt Nam, thì có thể thực hiện theo quy trình sau:

Trường hợp xin cấp đổi thẻ thường trú (đến hạn định kỳ 10 năm):

Định kỳ 10 năm một lần, người nước ngoài thường trú cần phải đến Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi họ thường trú. Để xin cấp đổi, bạn thực hiện các bước sau:

  • Điền tờ khai đề nghị cấp đổi thẻ thường trú.
  • Đem theo thẻ thường trú cũ (nếu có).
  • Cung cấp bản sao hộ chiếu có chứng thực (nếu có quốc tịch).
  • Nộp hồ sơ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi bạn thường trú.

Trường hợp xin cấp lại thẻ thường trú (Khi mất, hỏng, cần sửa đổi):

Trường hợp thẻ thường trú bị mất, hỏng hoặc cần sửa đổi nội dung, người nước ngoài thường trú cần làm thủ tục cấp lại thẻ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi họ thường trú. Để xin cấp lại thẻ, cần thực hiện:

  • Điền tờ khai đề nghị cấp lại thẻ thường trú.
  • Đem theo thẻ thường trú cũ (nếu có), hoặc đơn báo mất thẻ nếu thẻ bị mất.
  • Cung cấp bản sao hộ chiếu có chứng thực (nếu có quốc tịch).
  • Cung cấp giấy tờ chứng minh nội dung cần sửa đổi trong thẻ thường trú (nếu có).
  • Nộp hồ sơ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi bạn thường trú.

Lưu ý: Trong vòng 20 ngày sau khi nộp đủ hồ sơ, Công an tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương sẽ cấp lại thẻ thường trú cho bạn.

Người nước ngoài được hưởng quyền lợi nào khi cư trú tại Việt Nam?

Người nước ngoài được hưởng quyền lợi nào khi cư trú tại Việt Nam
Người nước ngoài được hưởng quyền lợi nào khi cư trú tại Việt Nam

Người nước ngoài khi cư trú tại Việt Nam được hưởng các quyền lợi sau đây:

  • Quyền được bảo hộ tại Việt Nam: Người nước ngoài khi cư trú tại Việt Nam sẽ được bảo vệ tính mạng, danh dự, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam trong thời gian cư trú tại Việt Nam.
  • Được quyền bảo lãnh người thân: Người nước ngoài có thẻ tạm trú có thể mời ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con vào Việt Nam. Họ cũng có thể bảo lãnh vợ, chồng, hoặc con dưới 18 tuổi để cùng sống trong thời hạn thẻ tạm trú, nếu được cơ quan, tổ chức mời và người đó đồng ý.
  • Được du lịch và đi lại tại Việt Nam: Người nước ngoài đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền di chuyển trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tham gia du lịch, thăm người thân, và chữa bệnh mà không cần xin phép. Tuy nhiên, trong trường hợp vào khu vực cấm hoặc khu vực hạn chế đi lại, họ phải tuân theo quy định của pháp luật.
  • Thuyền viên được xét cấp thị thực: Thuyền viên trên các tàu và thuyền nhập cảnh Việt Nam được phép ra bờ trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu, thuyền neo đậu. Nếu họ cần đi ra ngoài phạm vi trên hoặc xuất cảnh khỏi lãnh thổ Việt Nam qua các cửa khẩu khác, họ sẽ được xét cấp thị thực.
  • Được học tập tại các cơ sở giáo dục: Vợ, chồng, và con đi theo nhiệm kỳ của thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ được lao động nếu có giấy phép lao động. Họ cũng được học tập nếu nhà trường hoặc cơ sở giáo dục chấp thuận.
  • Được phép làm việc khi đang học tập: Người nước ngoài đang học tập tại các trường hoặc cơ sở giáo dục theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế có thể kết hợp làm việc nếu được văn bản cho phép của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục.
  • Được xuất cảnh và nhập cảnh: Người không quốc tịch thường trú tại nước ngoài có quyền nhập cảnh Việt Nam để du lịch, thăm người thân. Họ cũng có thể xin cấp giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế từ Bộ Công an nếu cần xuất cảnh.

Xem thêm:

Một số câu hỏi khi người nước ngoài muốn định cư tại Việt Nam

Khi sang Việt Nam du lịch, người nước ngoài có được phép làm việc tại Việt Nam không?

Khi người nước ngoài đến Việt Nam với mục đích du lịch (visa du lịch), họ không được phép làm việc tại Việt Nam dưới bất kỳ hình thức nào. Để làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài phải có giấy phép lao động và visa phù hợp với mục đích làm việc của họ. Dưới đây là một số điều quan trọng nên lưu ý:

  • Visa du lịch (visa DL) chỉ cho phép cư trú tại Việt Nam với mục đích du lịch và không được phép thực hiện bất kỳ hoạt động làm việc nào tại Việt Nam.
  • Các quy định và luật lao động yêu cầu người nước ngoài có giấy phép lao động mới được phép làm việc tại Việt Nam.
  • Để chuyển đổi loại visa từ visa du lịch sang loại visa phù hợp với mục đích làm việc, người nước ngoài phải xuất cảnh ra khỏi Việt Nam và sau đó xin loại visa mới phù hợp với công việc cụ thể mà họ muốn thực hiện.
  • Không được cấp thẻ tạm trú nếu đang có visa du lịch. Thẻ tạm trú được cấp cho các loại visa khác mục đích làm việc tại Việt Nam.
  • Việc làm việc tại Việt Nam với visa du lịch có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền và nguy cơ bị trục xuất khỏi Việt Nam.

Người nước ngoài là đại diện Doanh nghiệp nhưng không có mặt tại Việt Nam có cần Giấy phép Lao động không?

Người nước ngoài là đại diện pháp lý (người đại diện theo pháp luật – NĐDTPL) của một doanh nghiệp tại Việt Nam có yêu cầu về việc cấp giấy phép lao động phụ thuộc vào một số quy định trong pháp luật doanh nghiệp và pháp luật lao động.

Dưới đây là một số điểm quan trọng để hiểu liệu NĐDTPL nước ngoài cần giấy phép lao động hay không:

  1. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 yêu cầu rằng mỗi doanh nghiệp phải có ít nhất một NĐDTPL cư trú tại Việt Nam. Nếu doanh nghiệp chỉ có một NĐDTPL, người đó phải cư trú tại Việt Nam và có khả năng ủy quyền bằng văn bản cho người khác để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình khi vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày.
  2. Hiện nay, pháp luật doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp có nhiều hơn một NĐDTPL. Doanh nghiệp có thể đăng ký bổ sung một NĐDTPL thứ hai là người Việt Nam hoặc là người nước ngoài có khả năng cư trú thường xuyên tại Việt Nam. Khi có nhiều NĐDTPL, doanh nghiệp có quyền quy định rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm của từng NĐDTPL trong Điều lệ của doanh nghiệp.
  3. Trong trường hợp NĐDTPL nước ngoài không cần phải cư trú tại Việt Nam và có một NĐDTPL thứ hai là người Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, việc ủy quyền quyền hạn và trách nhiệm cho NĐDTPL thứ hai có thể giúp doanh nghiệp tuân thủ yêu cầu của pháp luật doanh nghiệp mà không cần cấp giấy phép lao động cho NĐDTPL nước ngoài.

Có được ký hợp đồng lao động không thời hạn với người lao động nước ngoài không?

Theo quy định của Bộ luật Lao động 2012, hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài có thời hạn tối đa là 02 năm (theo Nghị định 11/2016/NĐ-CP). Điều này có nghĩa là không thể ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn (hợp đồng lao động vô thời hạn) với người lao động nước ngoài. Thay vào đó, doanh nghiệp chỉ có thể ký hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn tối đa là 02 năm.

Ví dụ: Nếu công ty A tuyển dụng người lao động nước ngoài, như Anh B, hợp đồng lao động mà họ có thể ký với Anh B sẽ có thời hạn tối đa là 02 năm. Sau khi kết thúc thời hạn này, công ty A có thể đề nghị gia hạn hợp đồng lao động với Anh B thêm 02 năm nếu cần thiết, nhưng không thể ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn cho người lao động nước ngoài.

Địa chỉ học IELTS định cư uy tín, đảm bảo đầu ra

Địa chỉ học IELTS định cư uy tín, đảm bảo đầu ra
Địa chỉ học IELTS định cư uy tín, đảm bảo đầu ra

Bên cạnh định cư tại Việt Nam, nếu bạn muốn đi định cư tại các nước khác như Úc, Canada, Mỹ, Anh, … thì việc có chứng chỉ IELTS cực kỳ quan trọng. Bạn nên tìm một trung tâm dạy IELTS uy tín và chất lượng, đảm bảo đầu ra sau khi đã học xong các khóa học tại trung tâm. Và trong quá trình học, giảng viên và trung tâm luôn tạo điều kiện tốt để bạn học IELTS hiệu quả.

TDP IELTS là một đối tác đáng tin cậy của IELTS Định cư – Du học, chuyên cung cấp các khóa học IELTS cấp tốc với phương pháp học độc quyền TDP IELTS 102. Điều này đặc biệt quan trọng cho những người đang chuẩn bị định cư và muốn hoàn thành quá trình xin visa định cư trong thời gian ngắn, chỉ từ 1 đến 4 tháng.

Dưới đây là một số lý do tại sao bạn nên xem xét lựa chọn TDP IELTS:

  • Đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm: TDP IELTS có đội ngũ giáo viên chất lượng, bao gồm giáo viên bản xứ, cựu giám khảo IELTS và giáo viên IELTS có điểm số 8.0 trở lên. Họ có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm giảng dạy, sẽ giúp bạn phát triển toàn diện các kỹ năng cần thiết để đạt điểm IELTS cao.
  • Cam kết đạt mục tiêu và lộ trình học tập cá nhân hóa: TDP IELTS cam kết đảm bảo học viên đạt được mục tiêu IELTS trong thời gian ngắn nhất. Với lộ trình học tập cá nhân hóa dựa trên phương pháp TDP IELTS 102, bạn sẽ học một cách hiệu quả và đạt kết quả tối ưu.
  • Lịch học linh hoạt và hỗ trợ tận tình từ trung tâm: TDP IELTS cung cấp lịch học linh hoạt, phù hợp với nhiều đối tượng học viên. Trung tâm cũng có đội ngũ trợ giảng tận tâm, sẵn sàng hỗ trợ học viên trong suốt quá trình học tập.
  • Cơ sở vật chất hiện đại, đạt tiêu chuẩn cao cấp: TDP IELTS sở hữu cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn cao cấp, giúp học viên học tập một cách hiệu quả.

Nếu bạn muốn nhận tư vấn miễn phí về khóa học IELTS General – Định cư tại TDP, bạn có thể liên hệ qua hotline 0906682113 hoặc 0902805113 hoặc đăng ký thông tin tư vấn miễn phí qua form bên dưới.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN IELTS GENERAL – ĐỊNH CƯ MIỄN PHÍ

Kết luận

Nếu người nước ngoài muốn định cư tại Việt Nam, việc xem xét về về hồ sơ, thủ tục xin thẻ thường trú và các điều kiện để định cư rất quan trọng. Điều này đảm bảo việc định cư được diễn ra dễ dàng và nhanh chóng, không vi phạm pháp luật Việt Nam.

Bên cạnh thông tin liên quan đến người nước ngoài muốn định cư tại Việt Nam. Nếu bạn quan tâm đến việc định cư tại quốc gia khác như Anh, Mỹ, Úc, Canada, … thì có thể ghé trang IELTS Định cư – Du học để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Tham gia bình luận:

Tư vấn khóa IELTS Kết nối cộng đồng

Đăng ký nhận tư vấn