Trong những năm gần đây, Việt Nam dần trở thành quốc gia thu hút nhiều người nước ngoài đến định cư, đầu tư và kinh doanh. Việt Nam không chỉ là một đất nước có cảnh đẹp tự nhiên hùng vĩ mà còn có một nền văn hóa phong phú và ấn tượng, nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Sự ấm áp của người dân bản địa, cùng với sự mở cửa và thân thiện đã tạo ra môi trường sống hấp dẫn. Điều này không chỉ thu hút những người tìm kiếm cơ hội kinh doanh mà còn những gia đình và cá nhân muốn trải nghiệm cuộc sống yên bình ưu tiên lựa chọn. Trong bài viết này, IELTS Định cư – Du học sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin về Quy định người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được cập nhật mới nhất trong năm 2023.
Điều kiện để người nước ngoài nhập cảnh và cư trú tại Việt Nam
Việc nhập cảnh vào Việt Nam, đối với người nước ngoài đòi hỏi phải tuân thủ các điều kiện theo quy định người nước ngoài cư trú tại Việt Nam. Cụ thể theo quy định của Điều 20 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, để nhập cảnh Việt Nam, người nước ngoài cần sở hữu hộ chiếu (hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị) thị thực/miễn thị thực/thẻ tạm trú/thẻ thường trú.
Thị thực là gì?
Theo quy định tại Điều 3 Khoản 11 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, quy định người nước ngoài cư trú tại Việt Nam năm 2014, thị thực hay thường được gọi là visa, là một loại giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép. Thông qua việc cấp thị thực, người nước ngoài có quyền nhập cảnh vào lãnh thổ Việt Nam, sinh sống học tập và làm việc. Visa chính là chìa khóa mở cánh cửa cho họ trải nghiệm và thăm thú Việt Nam.
Miễn thị thực là gì?
Giấy miễn thị thực là loại giấy tờ được cấp để thăm thân và giải quyết công việc cá nhân, dành cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.
Để được miễn thị thực, người nước ngoài phải đảm bảo hộ chiếu còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng. Ngoài ra, họ không nằm trong các trường hợp bị từ chối nhập cảnh, như không đáp ứng đủ điều kiện quy định, trẻ em dưới 14 tuổi đi một mình, giả mạo giấy tờ, mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh truyền nhiễm, bị trục xuất hoặc buộc xuất cảnh, cũng như vì lý do phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, an ninh quốc phòng.
Thẻ tạm trú là gì?
Thẻ tạm trú là loại giấy tờ được cấp cho những người nước ngoài muốn cư trú lâu dài tại Việt Nam, theo quy định người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nó có giá trị thay thế thị thực. Đối tượng được cấp thẻ tạm trú, được quy định rõ trong Điều 36 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 của Điều 1 năm 2019).
Thẻ thường trú là gì?
Thẻ thường trú là giấy tờ dành cho người nước ngoài cư trú không thời hạn tại Việt Nam, trong các quy định người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nó có giá trị thay thế thị thực. Điều kiện cấp thẻ thường trú liên quan đến đóng góp đặc biệt cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công lao vinh dự nhận được huân chương, hoặc người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.
>> Xem thêm: Người nước ngoài muốn định cư tại Việt Nam: Những điều cần biết
Quy định người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có quyền gì?
Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam được đề cập rõ trong Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, quy định người nước ngoài cư trú tại Việt Nam năm 2014 (sửa đổi 2019). Cụ thể như sau:
- Theo quy định người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, người nước ngoại một khi nhập cảnh vào Việt Nam sẽ được bảo hộ tính mạng, danh dự, và tài sản, cũng như các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam trong suốt thời gian cư trú trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Theo quy định người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, nếu người nước ngoài có thẻ tạm trú, họ có quyền được bảo lãnh bởi gia đình (ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con) để thăm Việt Nam.
- Thậm chí, người được bảo lãnh có thể là vợ, chồng, hoặc con dưới 18 tuổi và có thể cư trú cùng trong thời hạn thẻ tạm trú nếu được mời bảo lãnh bởi cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền.
- Theo quy định người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, người cư trú hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam có quyền đi làm, tham quan du lịch, làm việc sinh sống trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam, ngoại trừ những khu vực cấm, khu vực an ninh chính trị theo quy định của pháp luật.
- Theo quy định người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thuyền viên trên các tàu, thuyền khi nhập cảnh Việt Nam có quyền đi bờ trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu, thuyền neo đậu. Trong trường hợp xuất cảnh khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu khác, họ có thể được xét cấp thị thực.
- Vợ, chồng, con có quyền đi theo nhiệm kỳ của thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, hoặc tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc. Họ cũng có thể được bảo lãnh để lao động hoặc học tập theo các quy định người nước ngoài cư trú tại Việt Nam.
- Người học tập tại các trường hoặc cơ sở giáo dục quốc tế được kết hợp lao động nếu có văn bản cho phép của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục.
- Theo quy định người nước ngoài cư trú tại Việt Nam người không quốc tịch thường trú ở nước ngoài có quyền nhập cảnh Việt Nam để du lịch hoặc thăm người thân.
- Theo quy định người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam có thể được xem xét và cấp giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế bởi Bộ Công an khi có nhu cầu xuất cảnh.
>> Xem thêm: Cập nhật chính sách lao động định cư Mỹ 2023
Quy định người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có nghĩa vụ gì?
Dù bạn là người bản địa hay người nước ngoài nhập cư, việc tuân thủ pháp luật của nước sở tại là một trách nhiệm cơ bản và quan trọng. Điều này không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là cơ sở để xây dựng một xã hội đa dạng, văn minh và phát triển.
Sự hiểu biết, tôn trọng và tuân thủ pháp luật là những yếu tố quan trọng giúp xây dựng một cộng đồng đoàn kết, nơi mà mọi người, bất kể nguồn gốc, đều góp phần vào sự phồn thịnh và phát triển của đất nước. Theo đó, quy định người nước ngoài cư trú tại Việt Nam cũng cần thực hiện các nghĩa vụ sau:
- Theo quy định người nước ngoài cư trú tại Việt Nam người nước ngoài cần tuân thủ nghĩa vụ pháp luật Việt Nam và tôn trọng truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của đất nước. Hoạt động tại Việt Nam phải tuân thủ mục đích của việc nhập cảnh và không được thực hiện những hoạt động vi phạm pháp luật.
- Trong quá trình di chuyển, người nước ngoài cần mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế cùng với các giấy tờ liên quan đến việc cư trú tại Việt Nam. Những giấy tờ này cần phải được xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, điều này cũng được đề cập đến trong quy định người nước ngoài cư trú tại Việt Nam
- Theo quy định người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nếu người nước ngoài thường trú và có ý định xuất cảnh đến thường trú ở nước khác, họ phải nộp lại thẻ thường trú tại cửa khẩu. Điều này là một nghĩa vụ quan trọng nhằm đảm bảo sự minh bạch và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến di chuyển của người nước ngoài.
Quy trình xin cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài cư trú Việt Nam
Theo quy định người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, để được cấp thẻ thường trú tại Việt Nam, người nước ngoài cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị và hoàn tất hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Người xin thường trú nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 39 của Luật số 47/2014/QH13.
Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra hồ sơ và viết giấy biên nhận cho người nộp. Trong trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, hướng dẫn người nước ngoài bổ sung. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (kể cả ngày lễ, tết nghỉ).
Bước 3: Cục Quản lý xuất nhập cảnh thông báo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc người nước ngoài xin thường trú. Nếu được chấp nhận, trong 05 ngày làm việc, người nước ngoài được thông báo về quyết định thường trú.
Bước 4: Trong thời hạn 03 tháng, người nước ngoài đến Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để nhận thẻ thường trú.
Người nhận đưa giấy biên nhận và biên lai thu tiền để đối chiếu. Cán bộ trả kết quả kiểm tra và trả thẻ thường trú cho người đến nhận. Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (kể cả ngày lễ, tết nghỉ).
Cơ hội và thách thức khi người nước ngoài đến Việt Nam định cư ngày càng tăng
Việt Nam liên tục nhận được đánh giá tích cực từ người nước ngoài với phong cảnh tuyệt vời và chi phí sinh hoạt hợp lý, tăng lên sự quan tâm của người nước, và thôi thúc Kiều bào khắp thế giới quay về đầu tư và sinh sống. Điều này, đặt ra những cơ hội, những triển vọng tích cực, tuy nhiên bên cạnh đó cũng tạo nên những thách thức, và áp lực đè nặng lên nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam.
Cơ hội
Một số cơ hội mà người nước ngoài định cư tại Việt Nam mang lại có thể kể đến như sau:
- Đầu tư và Phát triển kinh tế: Người nước ngoài mang theo vốn đầu tư và kinh nghiệm kinh doanh, có thể đóng góp vào phát triển kinh tế của Việt Nam. Sự đầu tư này giúp tạo ra công ăn việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp vào nguồn thuế cho ngân sách quốc gia.
- Chuyển giao công nghệ: Người nước ngoài thường mang theo kiến thức chuyên sâu và công nghệ mới, có thể chuyển giao cho cộng đồng kinh doanh và ngành công nghiệp Việt Nam. Sự chuyển giao công nghệ này có thể nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu suất của các doanh nghiệp địa phương.
- Giao thương quốc tế: Người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam có thể tạo ra cơ hội mới cho giao thương quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm và dịch vụ Việt Nam.
>> Xem thêm: Chinh Phục Lộ Trình Học IELTS Từ Con Số 0 – Khởi Điểm Hoàn Hảo
- Giao lưu văn hóa: Sự đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ, và kinh nghiệm sống mang lại môi trường đa văn hóa, giúp tăng cường giao lưu văn hóa và đồng thời làm phong phú thêm đời sống xã hội.
- Nâng cao chất lượng giá dục và nguồn nhân lực: Người nước ngoài định cư thường có thể đóng góp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề, giúp tạo ra lực lượng lao động có kỹ năng chất lượng.
- Phát triển du lịch: Sự đa dạng văn hóa và lối sống của cộng đồng người nước ngoài có thể làm tăng sức hút cho ngành du lịch, đưa đến sự đa dạng hóa và phát triển nguồn thu nhập từ du lịch. Những cơ hội trên đều đánh dấu sự quan trọng của việc thu hút và tạo điều kiện cho người nước ngoài định cư, góp phần vào sự phát triển bền vững của Việt Nam.
Thách thức
Bên cạnh những cơ hội vượt trội ấy, việc gia tăng quá nhanh lượng người nước ngoài định cư tại Việt Nam cũng đem lại những thách thức to lớn cho nền kinh tế nói chung và người lao động nói riêng, tiêu biểu như:
- Áp lực trên cơ sở hạ tầng: Sự gia tăng đột ngột dân số có thể tạo áp lực lớn lên hạ tầng đô thị, giao thông, y tế và giáo dục. Điều này đòi hỏi đầu tư mạnh mẽ để đảm bảo các dịch vụ cơ bản đáp ứng nhu cầu tăng cao.
- Cạnh tranh khốc liệt trong thị trường lao động: Sự gia tăng về số lượng lao động có thể tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ trong thị trường lao động, đặt ra thách thức cho việc tìm kiếm việc làm và tăng khả năng thất nghiệp.
- Vấn đề xã hội và văn hóa: Sự đa dạng văn hóa có thể gây ra thách thức trong việc hòa nhập và duy trì ổn định xã hội. Cần có sự quản lý hiệu quả để giải quyết những khác biệt này và tạo ra một môi trường sống tích cực cho tất cả người dân. Lúc này những quy định người nước ngoài cư trú tại Việt Nam cần được quan tâm và thắt chặt.
- Quản lý di dân và an ninh xã hội: Nhu cầu về chính sách di dân và an sinh xã hội phải điều chỉnh để đáp ứng đối với sự gia tăng lớn về số lượng dân số nhập cư, đảm bảo quyền lợi và điều kiện sống tốt nhất cho tất cả, để thực hiện điều này, Chính phủ cần có những quy định người nước ngoài cư trú tại Việt Nam rõ ràng.
- Rủi ro an ninh: Sự gia tăng dân số nước ngoài đặt ra những thách thức mới đối với an ninh quốc gia và cần có các biện pháp để đảm bảo an toàn và trật tự cộng đồng.
- Bảo vệ môi trường: Tăng cường dân số cũng có thể tăng cường áp lực lên môi trường, đặt ra thách thức trong việc bảo vệ và quản lý tài nguyên tự nhiên.
Để đối mặt với những thách thức này và tận dụng cơ hội, chính phủ và cộng đồng cần hợp tác chặt chẽ trong việc xây dựng các chính sách và biện pháp quản lý di dân một cách bền vững và có hiệu quả. Riêng về lực lượng lao động, cần rèn luyện thêm chuyên môn, nâng cao tay nghề, đặc biệt trao dồi thêm kỹ năng ngôn ngữ để có thể thích nghi với sự hội nhập toàn cầu như hiện nay.
Trong đó, quan trọng nhất có thể kể đến là kỹ năng giao tiếp và vốn kiến thức về Tiếng Anh, bởi đây là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất, mở rộng cơ hội việc làm nâng cao thu nhập, mà hơn thế nữa đây cũng là yếu tố thiết yếu nếu bạn có mong muốn đi định cư nước ngoài. Một trong những đối tác uy tín của IELTS Định cư – Du học, TDP IELTS là trung tâm chuyên đào tạo IELTS cấp tốc với phương pháp độc quyền TDP IELTS 102. Tại TDP bạn sẽ được:
– Học cùng giáo viên Bản xứ – Cựu giám khảo IELTS và giáo viên IELTS 8.0+ có chuyên môn cao;
– An tâm trong quá trình học với cam kết đầu ra;
– Đảm bảo tương tác trực tiếp giữa giảng viên và học viên;
– Tối ưu hóa thời gian thông qua lịch học linh hoạt và lộ trình cá nhân hóa theo phương pháp TDP IELTS 102;- Cung cấp và hỗ trợ tận tâm, theo dõi chặt chẽ quá trình học bằng cơ sở vật chất hiện đại và tiêu chuẩn Premium.
Liên hệ tư vấn trực tiếp qua hotline 0906682113 – 0902805113 hoặc đăng ký qua form bên dưới:
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN IELTS GENERAL – ĐỊNH CƯ MIỄN PHÍ
- Xem chi tiết: Khóa IELTS General – Định cư tại TDP IELTS và Review học viên TDP IELTS
Qua bài viết, mong rằng bạn đọc sẽ nắm rõ hơn những quy định người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, điều kiện, quyền và nghĩa vụ phái thực thi, của người nước ngoài khi cư trú tại Việt Nam. Ngoài ra, bài viết cũng mong muốn cung cáp cho bạn đọc viễn cảnh tương lai, về những cơ hội và thách thức đề ra khi số lượng người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam ngày càng tăng, để từ đó có kế hoạch phát triển bản thân, trang bị kiến thức và hành trang để nắm bắt cơ hội mới.